Bị đau dây thần kinh liên sườn nên làm thế nào?
Đau dây thần kinh là một trong những triệu chứng của bệnh lý gai cột sống lưng, do xuất hiện các gai xương cột sống, chèn ép lên dây thần kinh. Khiến người bệnh gặp phải tình trạng đau nhức âm ỉ một hoặc hai bên, lan dần theo khoang liên sườn và đau nhiều khi hắt hơi, ho, hít thở sâu. Bất kỳ bệnh lý nào liên quan đến tủy sống, cột sống, xương sườn và thanh ngực đều có thể ảnh hưởng đến dây thần kinh liên sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn là triệu chứng gì?
Dây thần kinh liên sườn là các rễ thần kinh tủy ngực chia thành 2 nhánh qua lỗ ghép, với nhánh sau (nhánh lưng) chi phối cơ lưng và da, nhánh trước (nhánh bụng) chi phối cho da và cơ phía trước bụng. Khi tách khỏi rễ chung, dây thần kinh liên sườn sẽ cùng mạch máu tạo thành bó mạch và thần kinh gian sườn nằm ở bờ dưới mỗi xương sườn.
Đau dây thần kinh liên sườn là một thuật ngữ bệnh lý về thình trạng dây thần kinh liên sườn, xuất phát từ đoạn tủy ngực D1-D12 bị tác động, chèn ép. Triệu chứng xuất hiện có thể do tình trạng thoái hóa cột sống, lao cột sống hoặc ung thư cột sống. Ngoài ra do cấu trúc dây thần kinh ở gần các cơ quan quan trọng trong cơ thể mà các bệnh lý về cột sống, tủy sống, xương sườn và thành ngực đều có thể ảnh hưởng trực tiếp tới dây thần kinh liên sườn.
Nguyên nhân và triệu chứng gây đau thần kinh liên sườn
Có nhiều nguyên nhân tiềm ẩn tác động dẫn đến chứng đau dây thần kinh liên sườn như là thoái hóa cột sống gây gai cột sống, lao cột sống, ung thư cột sống, chấn thương cột sống, nhiễm khuẩn, nhiễm độc, đái tháo đường…. Trong đó:
Thoái hóa cột sống
Triệu chứng thường xuất hiện ở người lớn tuổi, với những biểu hiện đau nhức nhiều vùng cột sống trong thời gian kéo dài. Cơn đau xuất hiện cả khi vận động và nghỉ ngơi, khi ấn vào cột sống sẽ thấy đau tức nhẹ, ăn theo đường dây thần kinh đau xuống vùng thắt lưng.
Chấn thương cột sống
Tác động sau chấn thương do ngã, trượt té, bị đánh, tai nạn giao thông gây tổn thương vùng cột sống, vận động quá sức, bị lực quá mạnh tác động lên vùng cột sống. Sau chấn thương dù đã hồi phục nhưng vẫn cảm thấy đau râm ran vùng xương sườn.
Theo BS. Wade Brackenbury - Tổng Giám đốc Phòng khám ACC, trị liệu thần kinh cột sống kết hợp vật lý trị liệu có khả năng điều trị thoát vị đĩa đệm mà không cần dùng thuốc hay phẫu thuật. Chọn đúng phương pháp và địa chỉ tin cậy Thoát…
Lao cột sống – ung thư cột sống
Thường gặp ở độ tuổi trung niên trở lên với các biểu hiện đau nhói 2 bên sườn, có khi đau như bó ngực, bó lưng… dễ nhầm lẫn với các cơn đau dạ dày. Cơn đau ngày một nhiều, tăng nhiều vào đêm và khi thay đổi tư thế, vận động.
Kèm theo các biểu hiện toàn thân như sốt về chiều, mệt mỏi, sút cân… Ở giai đoạn nặng có biểu hiện sút giảm cột sống nặng, cong vẹo cột sống.
Bệnh lý tủy sống
Các bệnh lý về tủy sống như u rễ thần kinh, u ngoại tủy… cũng dẫn đến triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn. Với biểu hiện đau một bên, đánh đai bên sườn, khám cột sống không đưa ra kết quả điều trị rõ ràng.
Nhiễm khuẩn
Các bệnh về nhiễm khuẩn như zona thần kinh cũng dẫn đến tình trạng đau dây thần kinh liên sườn, biểu hiện qua 2 giai đoạn:
– Giai đoạn cấp: khởi phát bằng biểu hiện đau rát một bên mảng sườn.
– Diễn biến: xuất hiện các nốt mụn nước, mảng da đỏ lan rộng theo phạm vi phân bố dây thần kinh liên sườn. Cảm giác ngứa rát, bỏng.
Khi hồi phục, các vết thương khô lại, bong vảy, để lại sẹo nếu không kiêng cữ cẩn thận.
Đau dây thần kinh liên sườn tiên phát
Đau do những ảnh hưởng của môi trường và các tác nhân vật lý như thời tiết quá lạnh, vận động sai tư thế. Có biểu hiện đau cạnh sống lưng, vùng liên sống bả vai, đau một hoặc 2 bên, đau lan theo khoang liên sườn phía sau ra phía trước.
Đau dây thần kinh liên sườn có nguy hiểm?
Triệu chứng đau dây thần kinh liên sườn kéo dài cho thấy chức năng cột sống đang có vấn đề, triệu chứng càng kéo dài, nguy cơ tổn thương sâu cột sống càng cao. Bệnh lý kéo dài có nguy cơ ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng vận động, sinh hoạt của bệnh nhân, ảnh hưởng lớn đến cuộc sống về sau.
Các cơn đau vùng cột sống, liên sống bả vai, đau một hoặc hai bên mạn sườn có thể lan ra phía trước ngực gây tức ngực, khó thở. Hít thở sâu, vận động mạnh sẽ khiến triệu chứng xuất hiện nhiều hơn.
Đau dây thần kinh liên sườn giai đoạn nghiêm trọng có thể dẫn đến tình trạng sốt về chiều, người bệnh mệt mỏi, ăn uống không ngon miệng, chán ăn, bỏ bữa và sụt cân.
Trong các bệnh về cơ xương khớp nghiêm trọng mà bất kỳ ai cũng nên chú ý có viêm khớp cấp. Đây là một căn bệnh tuy không đe dọa tới tính mạng nhưng lại có ảnh hưởng rất lớn tới xương và có thể dẫn tới những biến chứng…
Trường hợp đau dây thần kinh liên sườn thứ phát có thể dẫn đến nguy cơ biến chứng cao, cần hết sức lưu ý.
Điều trị chứng đau dây thần kinh liên sườn
Tùy theo nguyên nhân gây đau dây thần kinh liên sườn và tình trạng đau mà các bác sĩ sẽ tư vấn giải pháp điều tri phù hợp. Bệnh nhân cần được chụp phim X-quang để kiểm tra tình trạng cột sống, xác định nguyên nhân liệu có phải là do thoái hóa cột sống hay không.
Có 3 giải pháp điều tri hiện nay là: sử dụng thuốc, vật lý trị liệu và phẫu thuật. Trong đó giải pháp vật lý trị liệu được cho là an toàn và hiệu quả đạt được tối ưu nhất. Tuy vậy bệnh nhân cần có sự kiên trì và chăm sóc cơ thể, vận động đúng cách hướng dẫn của bác sĩ.
Những trường hợp nghiêm trọng, bệnh nhân có thể được tư vấn giải pháp phẫu thuật. Tuy vậy giải pháp này có thể tiềm ẩn nhiều biến chứng nguy hiểm trong và sau khi phẫu thuật, bệnh nhân cần cân nhắc kỹ trước khi thực hiện.
Đồng thời nên kết hợp chế độ dinh dưỡng phù hợp, bổ sung các thực phẩm giàu đạm và chất xơ, tăng cường bổ sung vitamin và khoáng chất để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể. Đảm bảo cân bằng dinh dưỡng giữa các món ăn để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.
Vận động thể dục thể thao đúng cách, hạn chế sử dụng các bài tập với tạ năng, tập quá mức độ nếu chưa có sự hướng dẫn của chuyên gia vật lý trị liệu, hạn chế nguy cơ gây chấn thương.
Đau dây thần kinh liên sườn ngày càng xuất hiện nhiều ở cả người trẻ và người lớn tuổi do những thói quen sinh hoạt và vận động sai cách. Nếu nhận thấy có những dấu hiệu đau dây thần kinh liên sườn, cần tìm khám bác sĩ càng sớm càng tốt để ngăn chặn bệnh tiến triển và nâng cao hiệu quả hồi phục.
Theo khoe.online tổng hợp