Mách bạn cách phân biệt chắp mắt và lẹo mắt

Mách bạn cách phân biệt chắp mắt và lẹo mắt

Chắp mắt và lẹo mắt là bệnh thường xuất hiện ở bờ mi mắt với các biểu hiện như nổi cộm, sưng, tấy đỏ và đau gây nhiều phiền toái trong sinh hoạt cũng như công việc. Do triệu chứng giống nhau nên có khá nhiều người nhầm lẫn giữa hai bệnh này dẫn đến điều trị không đúng khiến bệnh ngày càng diễn biến nặng thêm, gây ảnh hưởng tới sức khỏe người bệnh.

1.Cách phân biệt chắp ở mắt và lẹo mắt

Chắp ở mắt

– Chắp là gì?

Chắp là hiện tượng sưng dạng u hạt mạn tính, nổi nhọt và sưng do tuyến bã nhờn bị tắt nghẽn. Ngoài ra, lẹo không điều trị khỏi hẳn gây chèn ép các tuyến trong mắt cũng có thể tạo nên các nốt u ở mí mắt. Chắp có hai dạng chính gồm chắp bên trong và bên ngoài. Biểu hiện của chấp bên ngoài là nốt đỏ cứng ở mi mắt, có kích thước hạt đậu. Ngược lại chắp bên trong rất khó phát hiện vì nằm sâu ở mặt trong của mi mắt.

Mách bạn cách phân biệt chắp mắt và lẹo mắt

Chắp là hiện tượng sưng dạng u hạt mạn tính, nổi nhọt và sưng do tuyến bã nhờn bị tắt nghẽn

– Triệu chứng

Ngoài triệu chứng đặc trưng là cảm giác cộm hoặc có u đỏ nổi trên mí mắt. Các nốt u và cộm phát triển to dần nhưng thường không gây đau. Bên cạnh đó, có thể kèm theo các biểu hiện như chảy nước mắt nhiều, thị lực giảm sút, nhạy cảm với ánh sáng.

Lẹo mắt

– Lẹo là gì?

Lẹo là chứng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi hoặc vi khuẩn như Staphylocoque gây nên. Bệnh thường tự khỏi nếu biết cách chăm sóc, vệ sinh đúng cách.

Mách bạn cách phân biệt chắp mắt và lẹo mắt

Lẹo là chứng viêm cấp tính do tụ cầu khuẩn xâm nhập vào tuyến chân lông mi

Lẹo gồm có 3 dạng như:

+ Lẹo bên ngoài: thường gặp là nốt đỏ ở mi mắt, có kích thước như hạt đậu

+ Lẹo bên trong: Nằm sâu trong mi mắt hay còn gọi là kết mạc của mi, để nhìn thấy được nó bắt buộc phải lật mi ra.

+ Đa lẹo: tức là có rất nhiều đầu lẹo trên một mi hay cả hai mi, thậm chí hai mắt.

– Triệu chứng

Khi lẹo mới mọc, mi mắt thường ngứa, sưng nhẹ tiếp đó sẽ có cảm giác đau và nổi lên khối rắn có kích thước bằng hạt đậu. Vị trí lẹo thường xuất hiện là ngay bờ mi, dính chắt vào da mi. Sau 3 – 4 ngày lẹo sẽ mưng mủ và vỡ ra. Đây là bệnh rất hay tái phát và lây lan từ mi này qua mi khác qua tiếp xúc bằng tay hay nước mắt.

Cách điều trị chắp và lẹo

Phần lớn chắp và lẹo có thể tự điều trị tại nhà như áp dụng nén ấm cho mắt ngày 3 – 6 lần để giúp chữa lành nhanh hơn. Để thực hiện phương pháp nén ấm bạn cần rửa tay sạch sẽ rồi sử dụng một miếng vải sạch hoặc miếng gạc nhúng vào nước ấm. Tuyệt đối không nén nhiệt trong lò vi sóng hoặc nước quá nóng vì có thể làm tổn thương mí mắt. Sau đó nhắm mắt và đặt miếng nén lên trên mắt cho đến khi hết ấm. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng nước muối loãng thay cho nước ấm.

Bên cạnh đó có thể sử dụng loại thuốc mỡ điều trị chắp, lẹo mí mắt và chắc chắn rằng đó là loại thuốc dùng để điều trị bệnh chứ không phải làm giảm sự khó chịu. Thông thường sau 3 – 4 ngày bệnh sẽ khỏi nhưng nếu quá thời gian đó bạn cần phải thăm khám càng sớm càng tốt để chuẩn đoán và chỉ định có dùng thuốc kháng sinh để điều trị hay không. Trường hợp chắp nằm sâu bên trong sụn cần phải tiến hành chích chắp mắt, khi chích phải nạo sạch các chất nhầy để tránh tái phát.

Do hệ miễn dịch bị suy giảm khi mang thai nên bà bầu rất dễ dị ứng với các yếu tố bất lợi của môi trường. Mẫn ngứa là triệu chứng mà nhiều thai phụ thường gặp phải. Vậy các bà bầu bị dị ứng mẫn ngứa nên làm gì…

Lưu ý tuyệt đối không được ép hoặc nặn chắp, lẹo trên mắt cũng như không kẻ mắt vì có thể gây nhiễm trùng và khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Cách phòng ngừa chắp, lẹo trên mắt

Mách bạn cách phân biệt chắp mắt và lẹo mắt

Tẩy trang sạch vùng mắt sau mỗi lần trang điểm giúp phòng tránh chắp ở mắt

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh như:

– Không đưa tay dụi hoặc chà mắt vì dễ gây kích ứng mắt và nhiễm khuẩn lây lan.

– Tránh tiếp xúc với khói bụi và ô nhiễm, nên sử dụng kính râm mỗi khi đi đường, đặc biệt những công việc như dọn dẹp nhà cửa, cắt cỏ.

– Nếu thường xuyên trang điểm, bạn cần tẩy trang sạch hàng ngày và thay mascara 6 tháng 1 lần vì vi khuẩn có thể phát triển khi mắt được trang điểm.

– Không dùng chung khăn tắm, khăn lau hoặc đồ trang điểm mắt để tránh lây bệnh.

– Khi thấy mắt có các dấu hiệu như cộm, khó chịu, viêm, nhiễm khuẩn thì cần thăm khám để điều trị kịp thời.

– Rửa tay thường xuyên và không để cho tay chạm vào mắt, nhất là khi chăm sóc cho một người bị lẹo hoắc chắp ở mắt.

Chắp mắt và lẹo mắt có những triệu chứng gần giống nhau rất khó phân biệt nếu không nắm rõ về bệnh, do đó khi có các triệu chứng về mắt nên thăm khám càng sớm càng tốt để được chuẩn đoán và điều trị đúng cách. Tự ý điều trị tại nhà không chỉ tốn chi phí mà còn dễ khiến tình trạng bệnh nặng thêm.

Theo Khoe.online tổng hợp

Bài viết khác: